Độ xe chuyên nghiệp - Quy định tốc độ tối đa khi tham gia giao thông

Độ xe, tăng tốc độ xe ô tô có lẽ là điều không còn quá xa lạ với dân chơi ô tô, tuy nhiên vẫn nên đảm bảo được tốc độ nằm trong phạm vi cho phép của bộ gtvt nhằm tránh bị phạt cũng như bảo vệ tính mạng cho bản thân. 


Phân tích nguyên nhân tai nạn giao thông đường bộ 6 tháng đầu năm 2016 cho thấy nguyên nhân do người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ vi phạm quy định về tốc độ xe chạy đứng thứ 2 trong số các nguyên nhân chủ yếu gây TNGT với 907/8.763 vụ chiếm 10,35% tổng số vụ TNGT.

Hậu quả thiệt hại của những vụ tai nạn này rất nghiêm trọng do tình thế bị động, tốc độ cao tỷ lệ thuận với lực va chạm khiến người và phương tiện hầu như biến dạng, thậm chí không thể nhận dạng sau tai nạn.

Chiếc xe biến dạng trong vụ tai nạn do vi phạm tốc độ
Tốc độ xe chạy phụ thuộc nhiều yếu tố và được quy định rất cụ thể trong Luật giao thông đường bộ và các văn bản hướng dẫn.



Điều 12 luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định:
Người lái xe, người điều khiển xe gắn máy chuyên dùng phải tuân thủ quy định về tốc độ xe chạy trên đường và phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình, ở nơi có biển báo cự ly tối thiểu giữa 2 xe, phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn số ghi trên biển báo.

Thông tư số 91/2015/TT-BGTVT ngày 31/12/2015 quy định về tốc độ và khoảng cách của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng khi tham gia giao thông đường bộ:

Về nguyên tắc chung khi điều khiển phương tiện trên đường bộ (trừ đường cao tốc), kể cả đường nhánh ra vào đường cao tốc, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về tốc độ (thuộc chủng loại xe cơ giới và xe máy chuyên dùng) được ghi trên biển báo hiệu đường bộ.


Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải điều khiển xe chạy với tốc độ phù hợp với điều kiện của cầu, đường, mật độ giao thông, địa hình, thời tiết và các yếu tố ảnh hưởng khác để bảo đảm an toàn giao thông.


Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải giảm tốc độ thấp hơn tốc độ tối đa cho phép (có thể dừng lại một cách an toàn) trong các trường hợp sau:
- Có biển cảnh báo nguy hiểm hoặc có chướng ngại vật trên đường.
- Chuyển hướng xe chạy hoặc tầm nhìn bị hạn chế.
- Qua nơi đường bộ giao nhau cùng mức; nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; đường vòng; đường có địa hình quanh co, đèo dốc; đoạn đường mà mặt đường không êm thuận.
- Qua cầu, cống hẹp; khi lên gần đỉnh dốc, khi xuống dốc.
- Qua khu vực có trường học, bệnh viện, bến xe, công trình công cộng tập trung nhiều người; khu vực đông dân cư, nhà máy, công sở tập trung bên đường; khu vực đang thi công trên đường bộ; hiện trường xảy ra tai nạn giao thông.

Nhận xét